Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đồng chí Đinh Thế Huynh thăm Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào


Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 29/9-2/10, sáng 30/9, Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Công sản Việt Nam do đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã thăm một số bộ, ngành, cơ sở kinh tế tại thủ đô Vientiane. Đại sứ Việt Nam tại Lào, Tạ Minh Châu đã tham gia các hoạt động của đoàn.
Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào Bosengkham Vongdala đón đồng chí Đinh Thế Huynh.
Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào Bosengkham Vongdala đón đồng chí Đinh Thế Huynh.
Trong chuyến thăm Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đồng chí Đinh Thế Huynh đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào với các bộ, ban, ngành liên quan của Việt Nam, đặc biệt là việc mới đây Lào đã tổ chức thành công “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào.”
Đồng chí Đinh Thế Huynh cũng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, hai bên sẽ tăng cường hợp tác tuyên truyền sâu rộng trên nhiều mặt, trong đó có công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007)” để nhân dân hai nước biết thêm nhiều thông tin, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa của hai dân tộc, góp phần thúc đẩy quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Thay mặt Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào, Bộ trưởng Bosengkham Vongdala cảm ơn đồng chí Đinh Thế Huynh đã đến thăm và trao đổi một số vấn đề cùng quan tâm, như việc phối hợp trao đổi chuyên môn, tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong việc quản lý cũng như nghiệp vụ…
Bộ trưởng Vongdala tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác nhiều mặt về thông tin, văn hóa và du lịch của hai nước sẽ ngày càng phát triển.
Thăm báo Pasason – cơ quan ngôn luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đồng chí  Đinh Thế Huynh chúc mừng những thành tựu mà báo đã đạt được trong nhiều năm qua; đồng thời bày tỏ vui mừng trước sự hợp tác hiệu quả giữa báo Nhân dân và báo Pasason – hai tờ báo Đảng của hai nước.
Theo đồng chí  Đinh Thế Huynh, hai báo đã không ngừng giúp đỡ nhau trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng chí bày tỏ mong muốn hai báo tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển; đồng thời đánh giá cao việc báo Nhân dân tặng báo Pasason máy in 4 màu hiện đại nhằm phục vụ cho việc in báo và nhiều ấn phẩm khác.
Cũng trong sáng nay, đồng chí  Đinh Thế Huynh đã thăm Ngân hàng Lào-Việt, biểu tượng hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam-Lào./.
TTX (Theo TCTG)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Ông Đinh Thế Huynh tiếp Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Lào


Nhận lời mời của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đoàn đại biểu cấp cao Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 29/9-2/10.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Lào, Chueang Sombounkhan và ông Đinh Thế Huynh.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Lào, Chueang Sombounkhan và ông Đinh Thế Huynh.
Chiều 29/9, Đoàn đã đến chào xã giao ông Bounnhang Vorachith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào.
Phó Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp tuyên truyền thành tựu của hai nước, đặc biệt là lịch sử đấu tranh vì độc lập tự do và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào giúp nhân dân hai nước hiểu nhau hơn. Phó Chủ tịch nước cũng mong hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng.
Thay mặt đoàn, ông Đinh Thế Huynh bày tỏ vui mừng trước sự thay đổi nhanh chóng của đất nước Lào, đồng thời thông báo một số nét cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam, và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, góp phần vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Trước đó, đoàn đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Lào, Chueang Sombounkhan dẫn đầu. Hai bên đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của nhân dân hai nước, thành tựu đổi mới của mỗi nước; tuyên truyền những sự kiện chính trị quan trọng; tổ chức tốt và hiệu quả nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ quan trọng của Đảng, Nhà nước của mỗi nước; nhất trí đẩy mạnh tuyên truyền “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”; phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công trình biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào tới cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, góp phần đưa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giúp Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào một số lĩnh vực như đào tạo cán bộ, xây dựng trang web Tạp chí Tuyên truyền.
(Theo Vietnam+)

(Theo blog Đinh Thế Huynh)

Ông Đinh Thế Huynh dự lễ kỷ niệm Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam


Sáng 28/9, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập (2/10/1996-2/10/2011).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; nguyên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oanh; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh, cùng đại diện các bộ ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức quốc tế, các cá nhân tâm huyết với sự nghiệp khuyến học đến dự.
Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, sau 15 năm ra đời và phát triển, đến nay Hội Khuyến học đã có mặt ở hầu khắp các địa phương trong cả nước với nguyên tắc lấy tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục làm động cơ thúc đẩy, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, phấn đấu đưa phong trào khuyến học từ “điểm đến diện”, từ một số địa phương mở rộng ra toàn quốc.
Các phong trào lớn của Hội Khuyến học được đông đảo các tầng lớp nhân dân đánh giá cao và hưởng ứng nhiệt tình như phong trào “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cụm dân cư hiếu học” với hơn 10.600 trung tâm học tập cộng đồng… Bên cạnh đó, Hội còn hỗ trợ nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần thực hiện phong trào “Hai không” và phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cảu ngành Giáo dục.
Đặc biệt, từ 5 năm nay Hội Khuyến học đã có sáng kiến tổ chức kỳ thi “Nhân tài đất Việt” hàng năm cùng nhiều học bổng như “Vun đắp ước mơ”, “Ngôi nhà mơ ước”, “Đèn đom đóm”. Mỗi năm Quỹ khuyến học đã cấp học bổng cho trên 3 triêu lượt học sinh, sinh viên nghèo, trong đó có các em ở vùng sâu, vùng xa, gia đình chính sách, các em nhiễm chất độc da cam, khuyết tật…
Chúc mừng những thành tựu Hội Khuyến học đạt được trong 15 năm qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, có đó là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục nước nhà.
Công tác khuyến học đã phát triển rộng khắp đến các quận huyện, xã phường trong toàn quốc với gần 8 triệu hội viên (chiếm gần 9% dân số). Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân cả nước với phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Các đại biểu chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam
Các đại biểu chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam
Phó Thủ tướng cũng nêu một số ý kiến tâm huyết với các cấp Hội Khuyến học là, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa làm cho toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ “đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân được học, học suốt đời”. Đó chính là công việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào khuyến học, thực sự góp phần vào đổi mới cách dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; phát hiện kịp thời các tài năng, năng khiếu để bồi dưỡng kịp thời; quan tâm hơn nữa đến vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, mang lại sự bình đẳng và cơ hội phát triển cho mọi trẻ em.
Lê Sơn (Theo Chinhphu)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ông Đinh Thế Huynh dự lễ công bố quyết định thành lập Khoa Khoa học Chính trị


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành cơ sở đầu tiên đào tạo đại học ngành chính trị học trong khối các trường đại học của cả nước.
Sáng 27/9, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức công bố quyết định thành lập Khoa Khoa học Chính trị.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Khánh, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố.
Trao Quyết định thành lập cho lãnh đạo Khoa Khoa học Chính trị
Trao Quyết định thành lập cho lãnh đạo Khoa Khoa học Chính trị
Đồng chí Đinh Thế Huynh cho rằng việc triển khai đào tạo ngành chính trị học khẳng định thế mạnh của một trường đại học có bề dày truyền thống, phù hợp với xu thế phát triển của Ðại học Quốc gia Hà Nội là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, ngành chính trị học có nhiệm vụ góp phần nâng cao trình độ nhận thức chính trị và năng lực thực hành chính trị cho nhân dân, để nhân dân có thể hưởng dụng đầy đủ quyền, đồng thời hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Ngành còn có nhiệm vụ đào tạo nhân lực chính trị học có chất lượng cao để tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất hước và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, ngành chính trị học còn có trách nhiệm quan trọng và cũng rất khó khăn là bồi dưỡng nhân tài lãnh đạo, quản lý cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác.
Đồng chí Đinh Thế Huynh: Ngành chính trị học cần góp phần nâng cao trình độ nhận thức chính trị và năng lực thực hành chính trị cho nhân dân
Đồng chí Đinh Thế Huynh: Ngành chính trị học cần góp phần nâng cao trình độ nhận thức chính trị và năng lực thực hành chính trị cho nhân dân
Trên thế giới, chính trị học có một lịch sử khá lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, chính trị học là ngành khoa học xã hội trực tiếp nghiên cứu và góp phần quan trọng trong việc luận giải khoa học các vấn đề về định hướng XHCN và con đường đi lên CNXH ở nước ta; về phát huy dân chủ XHCN; về đổi mới hệ thống chính trị; về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; về xây dựng Ðảng cầm quyền; về dự báo tình hình và phát triển xu thế phát triển của đất nước, khu vực và thế giới…, từ đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách.
Quyết tâm thành lập một đơn vị chuyên nghiên cứu và đào tạo về chính trị học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội đã được xác lập từ cuối những năm 1980. Được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, năm 1995, Bộ môn Khoa học Chính trị, đơn vị tiền thân của Khoa Khoa học Chính trị, được thành lập.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chính thức đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngành chính trị học từ năm 2005, bắt đầu đào tạo đại học từ năm 2008.
Khoa Khoa học Chính trị do GS. TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương làm Chủ nhiệm.
Xuân Tuyến (Theo Chinhphu)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2


Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.
Quốc hội
Quốc hội
Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.
Thành Chung (Theo Chinhphu)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Ông Đinh Thế Huynh dự cuộc họp học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM


Chiều 19/9, tại Hà Nội, Bộ phận giúp việc Ban Bí thư về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã họp đánh giá những công việc đã triển khai từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2011; cho ý kiến về các nội dung cần triển khai theo Kế hoạch năm 2011 và một số dự thảo văn bản do Bộ phận giúp việc chuẩn bị trình Ban Bí thư trong tháng 9/2011.
Các đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng bộ phận giúp việc; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng bộ phận giúp việc, chủ trì Cuộc họp.
Ông Đinh Thế Huynh
Ông Đinh Thế Huynh
Hai tháng qua, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiều công việc quan trọng.
Đó là xây dựng chủ đề và nội dung học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho toàn khóa và từng năm để đưa vào sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt ở các cơ quan, đơn vị; xây dựng các Dự thảo hướng dẫn việc tổ chức triển khai tiếp tục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục chỉ đạo việc tích hợp giảng dạy, học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các bậc học, cấp học, xây dựng chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong hệ thống các trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp.
Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với các cơ quan liên quan về công tác tổ chức Giải thưởng về sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện; kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai các hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, người lao động làm việc, học tập ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng dự thảo hướng dẫn việc học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc, tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân những tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Đinh Thế Huynh cho rằng, hai tháng qua, các thành viên Bộ phận giúp việc đã triển khai một khối lượng công việc rất lớn.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các văn bản theo kế hoạch trình Ban Bí thư và ban hành cần đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Sau khi các văn bản ban hành, các các cấp, ngành, địa phương cần quan tâm công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện để đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các tổ chức Đảng, của hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ đảng viên và người dân.
Các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương phải chủ động xây dựng nội dung học tập, nghiên cứu phù hợp với ngành, địa phương, đơn vị, cơ quan mình, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn với đối tượng cụ thể, kết hợp với tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn theo chủ đề của toàn khóa và trong từng năm.
Hồng Phong (Theo Chinhphu)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Việt-Pháp tăng hợp tác giữa hai đảng Cộng sản


Chiều 14/9, tại trụ sở của Đảng Cộng sản Pháp, ông Pierre Laurent, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, cố vấn vùng Ile-de-France đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.
Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.
Đoàn Việt Nam do ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân làm trưởng đoàn sang thăm và tham dự Hội báo Nhân đạo (L’Humanité) năm 2011, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/9 tại Công viên La Courneuve, ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris.
Ông Pierre Laurent đánh giá cao sự tham dự của Việt Nam vào không gian kinh tế của Hội báo, coi đây là sự đóng góp quan trọng và cần thiết vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác chất lượng giữa hai Đảng và hai nước trong thời gian tới – điều mà cả hai nước đều mong muốn.
Ông cho rằng sáng kiến mời Việt Nam tham gia không gian kinh tế nằm trong khuôn khổ Hội báo Nhân đạo trong năm nay có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là sự chuẩn bị cho hoạt động của năm tới – năm giao lưu chéo văn hóa Pháp-Việt nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hội báo Nhân đạo cũng là dịp để tăng cường hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị trí và vai trò của mình, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2012. Theo ông, Hội báo năm nay có thể đón tiếp khoảng 500.000 khách tham quan.
Ông Thuận Hữu cảm ơn Đảng Cộng sản Pháp đã dành thời gian tiếp đoàn và dành cho Việt Nam không gian kinh tế tại Hội báo Nhân đạo năm nay, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt.
Ông vui mừng nhận thấy mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng đã có bước phát triển vượt bậc những năm gần đây và được đánh dấu bằng chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2011 của Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent.
Theo ông, đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Hội báo là biểu hiện sinh động của sự hợp tác giữa hai Đảng. Ông bày tỏ mong muốn phát triển mối quan hệ mật thiết hơn và hiệu quả hơn nữa giữa hai Đảng, thường xuyên trao đổi các các đoàn đại biểu cấp cao giữa hai Đảng và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp và báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thanh niên cộng sản của Đảng Cộng sản Pháp.
Ông cũng mong muốn hai Đảng Cộng sản sẽ có nhiều tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế và diễn đàn của các đảng Cộng sản, đồng thời với vai trò và uy tín của mình, Đảng Cộng sản Pháp sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Ông cũng mong muốn Đảng Cộng sản Pháp sẽ có những tác động tích cực thúc đẩy hiểu biết giữa các nhà đầu tư hai nước nhằm đẩy mạnh đầu tư của Pháp trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Hai bên cũng đề cập đến các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sự hợp tác hai bên như tăng cường hợp tác về năng lượng, hợp tác phân vùng, tổ chức các cuộc hội thảo với những nội dung về lý luận và thực tiễn khác nhau… phù hợp với yêu cầu của mỗi bên.
Lê Hà-Phương Nam/Paris

(Theo Vietnam+)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo


“Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”
Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.
Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam đối với các nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, được nêu trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010.”
Cũng trong phát ngôn ngày 14/9, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.

PV

(Theo TTXVN/Vietnam+)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Ông Đinh Thế Huynh tham dự Hội nghị tổng kết công tác nhiệm kỳ Đại hội X


Sáng 14/9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nhiệm kỳ Đại hội X và ra mắt các thành viên Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội XI.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tặng hoa các đồng chí nguyên là thành viên  Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội X
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tặng hoa các đồng chí nguyên là thành viên Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội X
Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương.Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ Đại hội XI có 36 thành viên, do đồng chí Nguyễn Hồng Vinh làm Chủ tịch.
Thay mặt Hội đồng, PGS.TS Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đã trình bày báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội X, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XI. Báo cáo nêu rõ: Trong nhiệm kỳ qua, với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, Hội đồng đã triển khai những công việc quan trọng, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra từ thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật đất nước, kiến nghị những giải pháp thiết thực, làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển văn học, nghệ thuật.
Hội đồng đã tổ chức 3 Hội thảo khoa học toàn quốc với các chủ đề: “Văn học, nghệ thuật Việt Nam trong cơ chế thị trường”; “Tính dân tộc và hiện đại trong văn học nghệ thuật Việt Nam hôm nay”; “Văn học, nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Thông qua 3 Hội thảo, giới văn nghệ sĩ và các nhà khoa học nói riêng, công chúng văn nghệ nói chung bắt đầu hiểu rõ hơn, quan tâm hơn và đồng tình với những hoạt động của Hội đồng.
Bên cạnh đó, Hội đồng đã hoàn thành đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Văn học, nghệ thuật Việt Nam trong quá trình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”; triển khai tích cực nhiệm vụ đấu tranh với những quan điểm lý luận sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần hình thành đời sống văn nghệ phong phú, lành mạnh; xây dựng quan hệ hợp tác, liên kết đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình, nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan tới công tác lý luận, phê bình, xây dựng lực lượng, đào tạo, xét thưởng…
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XI, Hội đồng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu như: Đánh giá tình hình sáng tác, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật; tổng kết việc thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng; tham gia tổ chức nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; xây dựng quan hệ hợp tác, liên kết đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, trao đổi, tranh luận khoa học lành mạnh; nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ hoạt động và sáng tạo văn học, nghệ thuật; nghiên cứu, đề xuất việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị tốt của các khuynh hướng văn học, nghệ thuật của nhân loại.
Phương hướng chung của Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội XI là quán triệt và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ Ban Bí thư giao là cơ quan tư vấn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đại hội XI và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã biểu dương và đánh giá cao những thành tích đã đạt được của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trong nhiệm kỳ Đại hội X. Là một tổ chức mới, vừa hoạt động, vừa thể nghiệm và rút kinh nghiệm, những năm qua, Hội đồng đã nỗ lực quyết tâm cao, vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lý luận, phê bình và cho sự phát triển đúng hướng văn học, nghệ thuật nước nhà. Uy tín và sự cần thiết của Hội đồng trong đời sống văn học, nghệ thuật nước ta đã được khẳng định.
 Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Đồng chí Lê Hồng Anh khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật trong đời sống dân tộc, đất nước và trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay.
Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 80 năm qua, văn học, nghệ thuật đã có những đóng góp xuất sắc, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh mới của thời đại, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo nên những thời cơ lớn và cả những thách thức gay gắt, những đòi hỏi mới đối với văn học, nghệ thuật nước nhà. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu “tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới của đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác”. Đây là đòi hỏi cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Lê Hồng Anh nồng nhiệt chúc mừng các đồng chí là thành viên mới của Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội XI; mong muốn các đồng chí thành viên mới của Hội đồng nhiệm kỳ Đại hội XI sẽ mang hết nhiệt huyết, năng lực, trí tuệ và kinh nghiệm của mình với tinh thần trách nhiệm cao, sự hiệp đồng chặt chẽ và hiệu quả để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đồng chí Lê Hồng Anh cũng khẳng định: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước sẽ thường xuyên quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ Đại hội XI hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Thay mặt Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đinh Thế Huynh đã biểu dương và hoan nghênh những kết quả bước đầu của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban  Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí đề nghị Hội đồng cần nghiên cứu, phân tích sâu sắc những những đánh giá của Đảng ta về những yếu kém, bất cập của văn học, nghệ thuật nói chung và của công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay nói riêng. Hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn hạn chế về nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, chưa tác động tích cực đến sáng tác. Hoạt động phê bình có biểu hiện lạc hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành cùng sáng tác…
Trên cơ sở đó, các thành viên Hội đồng bổ sung phương hướng, nhiệm vụ, nhất là các hoạt động cụ thể của Hội đồng trong nhiệm kỳ XI sát hợp với thực tiễn văn học, nghệ thuật của đất nước nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong nhiệm kỳ vừa qua. Hội đồng cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng Đại hội XI của Đảng về văn hóa, văn học, nghệ thuật, trên cơ sở đó xác định đúng và trúng chương trình hoạt động của Hội đồng. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật là một bộ phận rất quan trọng, giữ vai trò hướng dẫn, điều chỉnh, đồng hành, thúc đẩy phát triển nền văn học, nghệ thuật. Định hướng cơ bản của Đảng ta trên lĩnh vực này là tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phát triển lý luận văn học, nghệ thuật, kiên quyết khắc phục những yếu kém kéo dài của hoạt động phê bình văn học nghệ thuật, nâng cao tính khoa học, tính thuyết phục, góp phần hướng dẫn điều chỉnh sáng tác, phê bình văn nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động công bố, giới thiệu, truyền bá các sản phẩm tốt để phục vụ đông đảo nhân dân ở mọi miền đất nước…
Hội đồng khóa XI cũng cần phát huy mạnh mẽ những kết quả đã đạt được của Hội đồng khóa X, khắc phục những hạn chế, bất cập, tăng cường sự đoàn kết nhất trí, khơi dậy mạnh mẽ trí tuệ tập thể cùng năng lực, tâm huyết, trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng, chủ động phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan hữu quan ở cả Trung ương và địa phương.
Vương Hà (Theo DCSVN)

(Theo website Đinh Thế Huynh)

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao nước ta thăm hữu nghị nước Trung Quốc


Nhận lời mời của đồng chí Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đoàn cán bộ chính trị quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Đồng chí Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn, ngày 14-9 rời sân bay Quốc tế Nội Bài sang thăm hữu nghị chính thức nước CHND Trung Hoa. Dự kiến chuyến thăm đến ngày 19-9-2011.
Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Cùng đi có các đồng chí: Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 4; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Chính ủy Quân khu 1; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7; Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân; Đại tá Lê Văn Cầu, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại; Đại tá Chu Ngọc Nho, Tùy viên Quốc phòng tại Trung Quốc.
Đây là chuyến thăm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại quốc phòng năm 2011 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) nhằm tiếp tục phát triển quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước, theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có quan hệ giữa Tổng cục Chính trị của quân đội hai nước đi vào thực chất, có hiệu quả hơn trong thời gian tới…
Huy Thiêm (Theo Quân Đội Nhân Dân)

(Theo website blog Đinh Thế Huynh)

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Đồng chí Đinh Thế Huynh dự lễ viếng trọng thể nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công


Ngày 10-9, lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ông Võ Chí Công đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Nam.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, với sự tham dự của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương trong cả nước; đông đảo đồng chí, đồng bào và gia quyến ông Võ Chí Công.
Lễ viếng chính thức bắt đầu từ 8 giờ. Đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công có Đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu; Đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu; Đoàn đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu; Đoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu; Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu.
Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu viếng đồng chí Võ Chí Công
Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu viếng đồng chí Võ Chí Công
Đến viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Do bận công tác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi vòng hoa viếng. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công.
Dự Lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công còn có các đoàn: Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Thành ủy-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải dẫn đầu.
Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương-lãnh đạo Bộ Công an do Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dẫn đầu; đoàn đại biểu Ban Tổ chức Trung ương Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa dẫn đầu; đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh dẫn đầu; đoàn đại biểu Tỉnh ủy-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, quê hương nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ dẫn đầu.
Sau khi thắp hương kính viếng hương hồn nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kính cẩn đi vòng quanh linh cữu nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, được phủ Quốc kỳ, xúc động từ biệt người đồng chí, người chiến sỹ cách mạng kiên cường, tài trí của Đảng và dân tộc.
Bày tỏ niềm thương tiếc sâu sắc đối với nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xúc động ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công – Anh Năm Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII – Người chiến sỹ Cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo xuất sắc có nhiều sáng tạo; người con ưu tú của dân tộc, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí! Nguyện mãi mãi học tập và noi theo tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của đồng chí.”
Trong sổ tang, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi rõ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, người chiến sỹ cách mạng trung kiên, nhà lãnh đạo tài năng, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng cần-kiệm-liêm-chính, chí công vô tư, đã trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, được nhân dân quý trọng, yêu mến. Với lòng tiếc thương vô hạn đồng chí Võ Chí Công, chúng tôi nguyện sẽ vững vàng kế tục sự nghiệp mà đồng chí đã suốt đời cống hiến, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trân trọng ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc, kính viếng đồng chí Võ Chí Công, người đồng chí, người con kiên trung của dân tộc Việt Nam, người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, người đã cống hiến suốt cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam, có nhiều đóng góp to lớn xây dựng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chúng tôi xin nghiêng mình trước anh linh đồng chí và nguyện học tập, noi theo tấm gương cách mạng trong sáng của đồng chí.”
Bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí Võ Chí Công, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trân trọng ghi sổ tang: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn tự hào, biết ơn sự hy sinh, cống hiến của đồng chí, không ngừng ra sức tăng cường phát huy sức mạnh toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Trong niềm xúc động và tiếc thương sâu sắc, nhiều đoàn đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước, đại diện Quân khu 7, Quân khu 9, các tổ chức chính trị xã hội, hội đồng hương và đồng đội, đồng chí của nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Tại Thủ đô Hà Nội, đúng 8 giờ ngày 10-9, Lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong.
Đến viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công có Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dẫn đầu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và các đoàn Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi vòng hoa viếng ông Võ Chí Công.
Tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, ông Ngô Văn Dụ xúc động ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công, nhà lãnh đạo xuất sắc, người cán bộ, đảng viên suốt đời hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia quyến nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia quyến nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công
Các đoàn đại biểu: Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các bộ, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang ở Trung ương, nhiều địa phương trong cả nước đã đến viếng ông Võ Chí Công và chia buồn cùng gia quyến.
Tại Quảng Nam, đúng 8 giờ ngày 10-9, tại trụ sở Tỉnh ủy Quảng Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã tổ chức trọng thể lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lễ viễng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tại quê hương Quảng Nam có đại diện gia đình thân tộc; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; các cơ quan Trung ương, Bộ tư lệnh Quân khu V, các vị lão thành cách mạng cùng các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, ông Nguyễn Ngọc Quang, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Trưởng Ban tổ chức lễ tang xúc động bày tỏ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công là một trong những người con ưu tú của dân tộc và của đất Tam Xuân, Quảng Nam, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả cuộc đời đi theo cách mạng, giữ nhiều trọng trách và luôn tâm huyết với công việc của Đảng, Nhà nước, ông cũng không quên dành thời gian ít ỏi của mình cho quê hương với tình cảm chứa chan sâu nặng.
Ông Nguyễn Ngọc Quang khẳng định nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ra đi là một tổn thất lớn lao của Đảng, Nhà nước và nhân dân; để lại niềm thương tiếc trong lòng mỗi người dân xứ Quảng, trong đó có những người dân xã Tam Xuân, huyện Núi Thành – mảnh đất “trận đầu đánh Mỹ.”
Lễ viếng nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công được tổ chức đến 18 giờ ngày 11-9-2011. Lễ truy điệu trọng thể bắt đầu từ 6 giờ ngày 12-9-2011.
PV

(Theo website Đinh Thế Huynh)